Bật mí mẫu đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế chuẩn

February 26, 2024
Chuyên ngành kinh tế

Bạn đang chuẩn bị làm luận văn thạc sĩ kinh tế, để luận văn bạn hoàn thành tốt, xây dựng đề cương là vô cùng quan trọng. Bạn đang loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu. Luận Văn 3C mách bạn những mẫu đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế chuẩn, chi tiết để bạn tham khảo.

“Chúng tôi cung cấp cho các bạn những tài liệu tham khảo có ích trong quá trình hoàn thiện chương trình học tập nghiên cứu và quá trình hoàn thiện viết luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ. Nếu trong quá trình viết luận văn các bạn cần hỗ trợ liên hệ với chung tôi là trung tâm hỗ trợ viết luận văn Luận văn 3C theo số hotline: 0966.736.325 (Zalo), để được sự hỗ trợ  tư vấn tốt nhất”

Nội dung chính [Ẩn]

1. Quy định viết đề cương luận văn thạc sĩ

  • Các trường hiện nay thông thường quy định hình thức trình bày đề cương luận văn thạc sĩ chi tiết từ 15-40 trang. Do đó độ dài đề cương là do các phần viết đầy đủ hay các ý chính, các đầu mục chi tiết các chương. Tương ứng với mỗi nội dung các phần, đầu mục các chương sẽ đi cùng số trang được đánh dấu chính xác.
  • Khi làm đề cương chi tiết bạn cần chú ý lỗi chính tả, đạo văn là điều quan trọng được chú ý, đánh giá khắt khe. Vì vậy, bạn phải hết sức cẩn thận khi làm đề cương chi tiết. Sau đây luận văn 3c đi vào chi tiết các phần khi viết một đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế.

2. Cấu trúc một đề cương luận văn thạc sĩ đúng chuẩn

Để gây ấn tượng giáo viên hướng dẫn thì ngay từ đầu cách xây dựng đề cương thạc sĩ của  bạn cần chuyên nghiệp đúng chuẩn có như vậy mới gây thiện cảm với giáo viên. Cấu trúc đề cương luận văn thạc sĩ chuẩn hoàn chỉnh thông thường bao gồm các phần như sau:

  • Trang bìa
  • Trang lời cam đoan ( nếu có)
  • Trang lời cảm ơn ( nếu có)
  • Phần Mục lục
  • Danh sách các bảng biểu ( nếu có)
  • Danh sách các hình, sơ đồ( nếu có)
  • Danh sách chữ viết tắt ( nếu có)
  • Phần mở đầu  các đầu mục như sau:

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu

5. Tổng quan nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu (về phương diện: khoa học, thực tiễn)
7. Kết cấu luận văn

Nội dung luận văn:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẾ

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI ĐƠN
VỊ THỰC TẾ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (nếu có)

3. Cách viết đề cương luận văn thạc sĩ chi tiết

3.1. Cách trình bày trang bìa đề cương luận văn thạc sĩ

Mẫu bìa đề cương luận văn thạc sĩ
Mẫu bìa đề cương luận văn thạc sĩ

Hình thức trình bày bìa đề cương luận văn thạc sĩ  bao gồm

  • Tên trường
  • Logo trường
  • Họ và tên học viên
  • Lớp, khoa
  • Đề cương luận văn thạc sĩ
  • Tên đề tài
  • Chuyên ngành
  • Mã số học viên
  • Người hướng dẫn khoa học

(Gồm có: 1. Người hướng dẫn chính; 2. Người hướng dẫn phụ)

3.2. Cách viết nội dung đề cương thạc sĩ kinh tế

Tính cấp thiết của đề tài

– Trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn.

– Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu.

– Các giả thiết nghiên cứu.

Đối tượng  nghiên cứu luận văn thạc sĩ

Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nào?

Mục tiêu của đề tài luận văn thạc sĩ

– Mục tiêu tổng quát:  Nêu được mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm giải quyết vấn đề gì cho sản xuất hoặc cho nghiên cứu khoa học.

– Mục tiêu cụ thể:  Xác định một số mục tiêu cụ thể cần đạt được để đạt được mục đích tổng quát.

Nội dung và phạm vi nghiên cứu luận văn

Nội dung nghiên cứu cần bám sát và nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu: phạm vi không gian, thời gian

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn thạc sĩ

Nêu tên, nội dung của các phương pháp nghiên cứu. Nếu có mô hình thì phải nêu được mô hình lý thuyết và mô hình thực nghiệm trong nghiên cứu.

Tổng quan về nghiên lĩnh vực luận văn thạc sĩ

Nội dung phần tổng quan tình hình nghiên cứu cần đề cập tới những vấn đề chính sau đây:

– Những hướng nghiên cứu chính của vấn đề cần đề cập đã được thực hiện,

– Những cơ sở lý luận chính đã được áp dụng để nghiên cứu vấn đề,

– Những kết quả nghiên cứu chính của các công trình nghiên cứu,

– Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng,

– Hạn chế của những nghiên cứu trước và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

Phần tổng quan tình hình nghiên cứu phải đạt được những yêu cầu sau đây:

– Tính toàn diện: người dự tuyển phải tổng hợp được những nghiên cứu điển hình về lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu kinh điển và nghiên cứu mới nhất, nghiên cứu được tiến hành (và công bố) trong và ngoài nước,

– Tính phê phán: người dự tuyển phải tổng hợp, so sánh, phân tích, và đánh giá những nghiên cứu trước một cách có hệ thống, chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế của các nghiên cứu trước, từ đó xác định “khoảng trống” tri thức hoặc những câu hỏi nghiên cứu còn bỏ ngỏ,

– Tính phát triển: Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nghiên cứu trước, NCS gợi mở những lĩnh vực cần tiếp tục nghiên cứu liên quan tới đề tài.

Đóng góp của đề tài nghiên cứu

  • Ý nghĩa khoa học: Những nghiên cứu mới trong đề tài luận văn thạc sĩ này có tác dụng gì trong việc lấp đầy khoảng trống các nghiên cứu trước đó
  • Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra các giải pháp để có khả năng áp dụng cho các vấn đề đang có tính cấp thiết trong thực tiễn

Bố cục dự định của luận văn thạc sĩ

Dự kiến gồm bao nhiêu chương, nội dung từng chương, từng tiểu mục của chương…)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

(Ví dụ: Mẫu phiếu thu thập thông tin, …)

Trình bày các phần nội dung đề cương luận văn thạc sĩ

Kế hoạch thực hiện đề tài

Đưa ra trình tự thực hiện các nội dung và các mốc thời gian thực hiện

STTCông việc thực hiệnThời gian bắt đầuHạn cuối cùngTính theo ngàySản phẩm nộpĐịa chỉ nộp1Thông báo GVHD tới học viên24/12/202024/12/2020 – D/sách GVHD được phê duyệt2Hoàn thiện tên đề tài và xây dựng đề cương chi tiết của luận văn tốt nghiệp24/12/202023/01/202130 – 01 bản in / email1. GV hướng dẫn3Phê duyệt đề cương chi tiết23/01/202102/02/202110– 01 bản in 1. GV hướng dẫn – 01 bản mềm2. Phòng Đào Tạo4Viết bản thảo luận văn lần 102/02/202103/04/202160 – 01 bản mềm1. GV hướng dẫn – 01 bản in2. Phòng Đào Tạo5Nộp bản thảo luận văn lần 103/04/202105/04/20212 – 01 bản mềm1. GV hướng dẫn – 01 bản in2. Phòng Đào Tạo6Giảng viên đọc luận văn và yêu cầu chỉnh sửa.05/04/202120/04/202115 7Chỉnh sửa luận văn theo yêu cầu của GVHD20/04/202119/06/202160 1. Phòng Đào Tạo8Nộp bản thảo luận văn lần 219/06/202122/06/20213 – 05 bản in luận văn (in 2 mặt, đóng gáy lò xo, in bìa thường)1. Phòng Đào Tạo9Ra quyết định thành lập HĐ chấm LV và tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp.22/06/202122/07/202130 10Sửa chữa, hoàn chỉnh, nộp bản cuối cùng luận văn tốt nghiệp22/07/202106/08/202115 – 03 quyển LV (bìa cứng)1. Phòng Đào Tạo – 01 bản mềm (nộp đĩa)225 (Ngày)

Yêu cầu đối với đề cương

– Đề cương phải được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích những nội dung chính mà tác giả muốn nghiên cứu.

– Phần nội dung của Đề cương Luận văn không được ít hơn 15 trang và không nhiều hơn 40 trang (không tính phần Phụ lục).

– Soạn thảo văn bản:

  • Sử dụng kiểu chữ Times New Roman, cỡ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường; không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ;
  • Dãn dòng đặt ở chế độ 1.5 lines; lề trên 3.5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3.5cm; phải 2 cm.

4. Các mẫu đề cương luận văn thạc sĩ chuẩn năm 2022

4.1. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ đại học kinh tế TP.HCM

Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ…
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.5. Ý nghĩa đề tài

1.6. Cấu trúc của luận văn

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Giới thiệu

2.2. Lý thuyết về sự thỏa mãn công việc

2.2.1. Khái niệm

2.2.2. Lý thuyết về sự thỏa mãn công việc

2.2.2.1. Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943)

2.2.2.2. Thuyết ERG của Alderfer (1969)

2.2.2.3. Thuyết thành tựu của McClelland (1988)

2.2.2.4. Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959)

2.2.2.5. Thuyết công bằng của Adam (1963)

2.2.2.6. Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964)

2.2.2.7. Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldham (1974)

2.2.2.8. Các nguyên nhân dẫn đến sự thỏa mãn trong công việc

2.3. Các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn công việc

2.4. Mô hình nghiên cứu và chỉ số đánh giá các nhân tố của sự thỏa mãn công việc

2.4.1. Định nghĩa các nhân tố

2.4.2. Mô hình nghiên cứu

2.4.3. Chỉ số đánh giá các nhân tố của sự thỏa mãn công việc

2.5. Tóm tắt

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Thang đo

3.1.2. Chọn mẫu

3.1.2.1. Tổng thể

3.1.2.2. Phương pháp chọn mẫu

3.1.2.3. Kích thước mẫu

3.1.3. Công cụ thu thập thông tin – Bảng câu hỏi

3.1.4. Quá trình thu thập thông tin

3.2. Kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê

3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

3.2.2. Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình của các tổng thể con

3.2.3. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Loại các bảng trả lời không phù hợp, làm sạch và mã hóa dữ liệu

4.1.1. Loại các bảng trả lời không phù hợp

4.1.2. Làm sạch dữ liệu

4.1.3. Mã hóa dữ liệu

4.2. Mô tả mẫu

4.2.1. Kết cấu mẫu theo các đặc điểm

4.2.2. Sự thỏa mãn công việc của mẫu

4.3. Phân tích độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo

4.3.1. Hệ số Cronbach’s alpha

4.3.1.1. Thang đo từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc

4.3.1.2. Thang đo sự thỏa mãn công việc nói chung

4.3.2. Phân tích nhân tố

4.3.2.1. Các khía cạnh của từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc

4.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc

4.4. Kiểm định sự thỏa mãn công việc của các tổng thể con

4.4.1. Sự thỏa mãn công việc chung của nhân viên văn phòng ở TP.HCM

4.4.2. Sự thỏa mãn công việc giữa nam và nữ

4.4.3. Sự thỏa mãn công việc theo độ tuổi

4.4.4. Sự thỏa mãn công việc theo thời gian công tác

4.4.5. Sự thỏa mãn công việc theo trình độ, chức danh và loại hình doanh nghiệp

4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính

4.5.1.1. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

4.5.1.2. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

4.5.1.3. Đánh giá độ phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết

4.5.1.4. Giải thích tầm quan trọng của các biến trong mô hình

4.5.1.5. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính

4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận về sự thỏa mãn công việc

5.2. Kiến nghị đối với người sử dụng lao động

5.2.1. Thu nhập

5.2.2. Đặc điểm công việc

5.2.3. Cấp trên

5.2.4. Đào tạo thăng tiến

5.2.5. Phúc lợi

5.2.6. Lưu ý khác

5.3. Hạn chế của nghiên cứu này và kiến nghị đối với nghiên cứu tương lai

Tài liệu tham khảo

Danh mục phụ lục

4.2. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ đại học Thương Mại

LỜI CẢM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu (về phương diện: khoa học, thực tiễn)
6. Kết cấu luận văn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỦ ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài (trong, ngoài nước)
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý thuyết về chủ đề nghiên cứu
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chủ đề nghiên cứu
1.2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến “chủ đề nghiên cứu của đề tài” (yếu tố khách quan/bên
ngoài, yếu tố chủ quan/bên trong)
1.2.4. Một số kinh nghiệm về “chủ đề nghiên cứu”và bài học rút ra (nếu có)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẾ
2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tế
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
2.1.3. Đặc điểm hoạt động
2.1.4. Tình hình nhân lực
2.1.5. Kết quả hoạt động/kinh doanh chủ yếu
2.2. Phân tích thực trạng nội dung nghiên cứu tại đơn vị thực tế
2.2.1. Thực trạng nội dung 1
2.2.2. Thực trạng nội dung 2
2.2.3. Thực trạng nội dung 3…
2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chủ đề nghiên cứu tại đơn vị thực tế
2.3.1. Yếu tố khách quan/bên ngoài
2.3.2. Yếu tố chủ quan/bên trong
2.4. Đánh giá chung thực trạng chủ đề nghiên cứu tại đơn vị thực tế
2.4.1. Thành công và nguyên nhân
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI ĐƠN
VỊ THỰC TẾ
3.1. Mục tiêu chiến lược và phương hướng thực hiện mục tiêu nghiên cứu tại đơn vị
thực tế đến năm…
3.1.1. Mục tiêu chiến lược của đơn vị thực tế
3.1.2. Phương hướng thực hiện mục tiêu nghiên cứu tại đơn vị thực tế
3.2. Đề xuất giải pháp chủ yếu đối với chủ đề nghiên cứu tại đơn vị thực tế đến
năm…
3.2.1. Giải pháp 1
3.2.2. Giải pháp 2
3.2.3. Giải pháp 3
….
3.3. Kiến nghị (nếu có)
3.3.1. Kiến nghị 1
3.3.2. Kiến nghị 2

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (nếu có

Hy vọng với chia sẻ trên Luận văn 3C bạn đã biết cách xây dựng đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế cho đề tài của mình.

Thông tin liên hệ

VP Hà Nội: TT34 Trung Hòa, Nhân Chính- Thanh Xuân – Hà Nội

VP Hồ Chí Minh: CC Him Lam, đường Hậu Giang, Phường 11, Quận 6, TP.HCM

VP Đà Nẵng: CC Vicoland, Lê Thanh nghị, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline: 0966.736.325

Email:     luanvan3c@gmail.com

Nguồn: https://luanvan3c.com/bat-mi-mau-de-cuong-luan-van-thac-si-kinh-te-chuan/

Related Posts

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form