1. Khái niệm
Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp ta loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình bài luận văn tốt nghiệp hay bài nghiên cứu dùng phân tích định lượng thì hãy tham khảo DỊCH VỤ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG để lựa chọn cho mình một đơn vị uy tín và chất lượng nhé!
2, Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:
α >= 0.9: Thang đo nhân tố rất tốt
0.9 > α >= 0.8: Thang đo nhân tố tốt
0.8 > α >= 0.7: Thang đo nhân tố chấp nhận được
0.7 > α >= 0.6: Thang đo nhân tố chấp nhận được với các nghiên cứu mới
0.6 > α >= 0.5: Thang đo nhân tố là không phù hợp
0.5 > α: Thang đo nhân tố là không phù hợp
Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation)
Cho biến mức độ tương quan giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Hệ số tương quan biến tổng phản ánh mức độ đóng góp của một biến quan sát cụ thể vào giá trị của nhân tố. Tiêu chuẩn hệ số tương quan biến tổng để đánh giá biến quan sát có đóng góp vào giá trị của nhân tố là ở mức >= 0.3. Nếu < 0.3 coi như không có đóng góp và cần loại bỏ biến quan sát đó ra khỏi nhân tố đánh giá.
3. Thực hành phân tích cronbach alpha
Bước 1: Vào menu Analyze->Scale->Reliability Analysis

Chọn các câu hỏi trong cùng một nhân tố qua cột bên phải, sau đó nhấn vào Statistic, check vào ô Scale if item deleted. Sau đó bấm Continue, sau đó bấm OK

Kết quả chạy cronbach alpha hiện ra như sau:
Reliability StatisticsCronbach’s AlphaN of Items.8983Item-Total StatisticsScale Mean if Item DeletedScale Variance if Item DeletedCorrected Item-Total CorrelationCronbach’s Alpha if Item DeletedGC16.00574.937.763.885GC25.80574.859.822.833GC35.75434.991.811.843
Kết luận: Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.898, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.898. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Nếu bạn gặp khó khăn trong các bước chạy dữ liệu SPSS, hay các kết quả xử lý số liệu SPSS ra không được mong muốn
Hãy liên hệ ngay Luận Văn 3C, chung tôi sẽ tư vấn giúp bạn
Hotline: 0966736325 (Zalo)
Mail: luanvan3c@gmail.com
nguồn: https://luanvan3c.com/phan-tich-do-tin-cay-cronbachs-alpha/