Viết tiểu luận là một trong yêu cầu bắt buộc tất các bạn sinh viên, học viên cao học. Tuy nhiên không phải học viên nào cũng biết cách làm tiểu luận tốt để đạt được kết quả cao. Để có thể giúp bạn có được bài tiểu luận chất lượng, luanvan3C giới thiệu và hướng dẫn cách làm bài tiểu luận, hãy tiếp tục theo dõi bài viết để có cách làm hiệu quả nhất nhé.
Nội dung chính [Ẩn]
- 1. Tìm hiểu tiểu luận là gì?
- 2. Yêu cầu về nội dung cách làm bài tiểu luận
- 3. Quy định về cách trình bày bài tiểu luận và bố cục một bài tiểu luận (hướng dẫn viết tiểu luận môn học)
- 4. Phương pháp làm bài tiểu luận (hướng dẫn viết tiểu luận môn học)
- 5. Các bước làm bài tiểu luận (hướng dẫn viết tiểu luận môn học)
- 5.1. Xác định đề tài tiểu luận
- 5.2. Tìm nguồn tài liệu
- 5.3. Xây dựng đề cương cho tiểu luận
- 5.4. Viết tiểu luận
- 5.5. Hoàn thiện tiểu luận
- 6. Cách trình bày một bài tiểu luận chuẩn
- 6.1. Cách làm tiểu luận ở phần mở đầu:
- 6.2. Cách làm bài tiểu luận ở thân bài
- 6.3. Cách trình bày bài tiểu luận phần kết luận
1. Tìm hiểu tiểu luận là gì?
Tiểu luận là bài dùng để bày tỏ quan điểm, ý kến về nghiên cứu hay phát hiện mới của người việt về một chủ đề nào đó. Độ dài tiểu luận nên thể hiện cách ngắn gọn, thể hiện rõ quan điểm, thường tiểu luận có độ dài từ 5 đến khoảng 20 trang giấy a4.
Về phương thức cách làm bài tiểu luận có quy chuẩn chung về cỡ chữ, cách dòng, căn lề, tiêu đề…trong nội dung bài viết có lời cảm ơn đến người hướng dẫn, hơn nữa trong nội dung cần có những chú thích rõ ràng với những nguồn tài liệu tham khảo.
Trong quá trình viết tiểu luận, nếu có khó bạn có thể tham khảo Dịch Vụ Viết Tiểu Luận thuê – Bảng giá 2024
2. Yêu cầu về nội dung cách làm bài tiểu luận
Tiểu luận là dạng bài tập về nghiên cứu khoa học của sinh viên sau khi đã hoàn thành môn học. Nội dung cách làm tiểu luận cần liên quan đến môn học đó, trong phần viết nội dung cần nêu ra ý kiến riêng mình về đề tài đã viết dựa trên cơ sở đã học. Để tiểu luận có kết quả tốt cần tránh trường hợp tiêu luận chỉ mang tính tổng hợp lại phần nội dung đã học, mà cần mang tính chất nâng cao, mở rộng nội dung đã học và tiếp thu.
3. Quy định về cách trình bày bài tiểu luận và bố cục một bài tiểu luận (hướng dẫn viết tiểu luận môn học)
Tiểu luận thường soạn thảo bằng đánh máy trên word và cách trình bày tiểu luận theo quy chuẩn với nội dung sau:
- Cách làm bài tiểu luận được trình bày trên giấy khổ A4
- Kiểu chữ chọn là times, cỡ chữ là 13 và được in trên 1 mặt giấy
- Số dòng in trên một trang a4 được giao động từ 26 đến 17 dòng và dãn dòng là 1,5 lines.
- Cách trình bày tiểu luận nên được xây dựng cấu trúc trình bày rõ ràng
Hình thức bố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh bao gồm:
- Bìa tiểu luận: Bìa được làm bằng giấy bìa A4 cứng. Phia trên cùng là tên trường và khoa, giữa trang bìa là tên đê tài, góc cuối trang tên người hướng dẫn và người thực hiện
- Trang bìa tiểu luận: In lại trang bìa ngoài a4 in bằng chất liệu giấy bình thường.
- Lời cảm ơn
- Mục lục của tiểu luận
- Phần nội dung: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu sau khi hoàn thành môn học
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục tiểu luận (nếu có)
4. Phương pháp làm bài tiểu luận (hướng dẫn viết tiểu luận môn học)
Để có kết quả cao viết tiểu luận bạn có phương pháp cách làm tiểu luận. Tiểu luận có thể coi là công trình khoa học nhỏ, khi viết bạn cần nêu rõ các phương pháp nghiên cứu bạn sử dụng cho ngành học để áp dụng vào viết tiểu luận của mình.
5. Các bước làm bài tiểu luận (hướng dẫn viết tiểu luận môn học)
Trước khi bước vào bắt tay viết tiểu luận bạn cần lập kế hoạch cách làm tiểu luận. Để bài tiểu luận bạn được giáo viên hướng dẫn chấp thuận và đạt được điểm cao, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Xác định đề tài tiểu luận
- Tìm nguồn tài liệu
- Xây dựng đề cương
- Viết tiểu luận
- Hoàn thiện tiểu luận
Để giúp bạn hiểu rõ hơn bài viết đi vào phần tích từng nội dung của 5 gạch đầu dòng trên
5.1. Xác định đề tài tiểu luận
Để hướng dẫn bạn cách làm bài tiểu luận thì xác định đề tài là bước đầu tiên bạn cần thực hiện. Bạn tìm được tên đề tài để nghiên cứu, tên đề tài gắn liền với nội dung yêu cầu của đề bài. Đề tài tiểu luận là dạng nhỏ, ngắn gọn nên khi lựa chọn đề tài bạn cần chọn phạm vi phù hợp, tránh chọn đề tài có nội dung quá rộng, điều đó khiến bạn khi làm trở nên khó khăn.
Khi bạn đã xác định được tên đề tài bạn cần nêu bật được nội dung như; lý do chọn đề tài; Phạm vi đề tài.
5.2. Tìm nguồn tài liệu
Sau khi bạn được giáo viên thông qua tên đề tài việc tiêp theo bạn cần đi tìm những nguồn tài liệu liên quan để phục vụ cho việc viết tiểu luận.
- Tìm nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu…
- Tài liệu có được từ quá trình đi thực tế, điều tra, thực tập…
- Sau đó bạn sẽ tạo thành một bảng danh mục các tài liệu liên quan đến viết tiểu luận, tên tài liệu, tên tác giả…
5.3. Xây dựng đề cương cho tiểu luận
Việc xây dựng đề cương giúp cho bạn biết có nhìn tổng quát về cách làm bài tiểu luận, đề tài mình sẽ viết. Nhìn vào đề cương bạn biết mình cần viết với những nội dung gì, và được sắp xếp ra sao. Tuy nhiên việc xây dựng để cương giúp bạn có cách nhìn tổng quan để xây dựng nội dung, trong quá trình viết bạn có thể thay đổi cho phù hợp thực tế.
Đề cương tiểu luận gồm ba phần chính: Phần mở đầu, phần thân bài và phần kết luận.
Nguồn: https://luanvan3c.com/huong-dan-cach-lam-bai-tieu-luan/